Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Đọc văn Đỗ Phấn



  













      Tình cờ tôi thấy tên ông trên những kệ sách trong thành phố. Tôi mua một cuốn tiểu thuyết "Vắng mặt" của ông rồi yêu thích văn của ông từ đó. Từ đó lần lượt những tác phẩn khác như Rừng người, Chảy qua bóng tối, Gần như là sống, Ruồi là ruồi, Rụng xuống ngày hư ảo...đã về kệ sách của tôi. Văn của ông thường hay viết về cảnh và người Hà Nội, lời văn nhẹ nhàng bay bổng về thiên nhiên, cây cỏ, con người. Dưới con mắt của một người họa sĩ, ông phát họa một đời sống thị dân ngồn ngộn. Những câu chuyện của ông đầy hiện thực về sự hội nhập của tầng lớp nhập cư, sự tha hóa của nhiều lớp thị dân mới và cũ, về văn hóa ẩm thực Hà Nội...
    Bạn đọc của nhà văn Đỗ Phấn thường thấy trình tự kể chuyện quen thuộc trong những trang văn của ông: những nhân vật chính gặp nhau chuyện trò, ăn uống, và sau đó là ...làm tình. Tuy nhiên, dưới con mắt và tâm hồn của một người họa sỹ, những tình huống hiện thực hàng ngày ấy hiện ra trên trang sách của ông thật tinh tế và giàu hình ảnh. Cuộc sống này vẫn đáng yêu biết bao, nếu ta biết cảm thụ và rung động trước những cái đẹp, dù chúng là những chi tiết vụn vặt hay nhưg triết lý sâu xa.
    Ông nói rằng "Với tôi, đơn giản tiểu thuyết chỉ như một hành trình khám phá chiêm nghiệm cái đẹp của cuộc sống. Những xấu xa bỉ ổi thấp hèn nếu có mặt trong tiểu thuyết cũng là để tôn vinh cái đẹp. Câu chuyện này tôi rút ra từ công việc hội họa của mình. Vẽ và viết có lẽ gặp nhau ở đấy, nhất quán ở lý tưởng thẩm mỹ. Vẽ và viết với tôi có chung một đích đến là cái đẹp, sự lương thiện và có thể hiểu được."

     Tác phẩm mới gần đây của ông: Rụng xuống ngày hư ảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét