Tôn
giáo cho những người phi tôn giáo
access_timeJan
10, 2020 personRubi folder_open Kiến Thức Tâm Lý Nhận
Thức
Xét cho kỹ thì tâm trí
con người giống như một đại dương, đầy phức tạp và tạo nên tất cả khía cạnh
trong cuộc sống thực của chúng ta, việc tìm hiểu xem những gì diễn ra bên trong
tâm trí có lẽ nên là một ưu tiên nghiêm túc của chúng ta.
Tác giả: Tim Urban
Tâm có thể tạo nên thiên
đường, tâm có thể tạo nên địa ngục
- John Milton
Bản thân tâm trí là cả
một vũ trụ
- Alan Lightman
Bạn đến trường, học thật
giỏi, có được tấm bằng, và thế là bạn hài lòng với chính mình. Nhưng liệu bạn
có thông tuệ hơn?
Bạn kiếm được một công
việc, gặt hái được một số thành tích, được thăng chức, tăng lương, rồi chuyển
đến một công ty khác tốt hơn, thậm chí vị trí và lương bổng lại tốt hơn, thuê
một căn hộ có chỗ đậu xe, không cần phải tự giặt đồ nữa. Nhưng liệu bạn có hạnh
phúc hơn?
Bạn làm tất cả những
việc mà một người bình thường vốn làm: Mua rau củ, đọc báo, cắt tóc, nhai đồ
ăn, đổ rác, mua xe hơi, đánh răng, hỉ mũi, cạo râu, nhậu nhẹt, làm tình, chạy
bộ, dẫn chó đi dạo, mua một cái sofa, kéo rèm, cài nút áo, rửa tay, kéo vali,
đặt báo thức, đặt bữa trưa, cư xử thân thiện với mọi người, xem phim, uống nước
táo ép, và thay giấy nhà vệ sinh...
Nhưng khi bạn làm tất cả
những việc đó ngày qua ngày, năm qua năm, bạn có đang sống một cuộc đời có ý
nghĩa như một con người hay không?
Trong bài đăng trước,
tôi đã miêu tả con đường dẫn tôi đến một người vô thần – nhưng trong cơn thỏa
mãn khi sống như một kẻ phi tôn giáo cao ngạo, tôi đã không bao giờ suy nghĩ
nghiêm túc để chủ động tìm kiếm một con đường phát triển nội tâm – đã ngăn cản
sự tiến hóa của tôi trong quá trình này như thế nào.
Và không phải chỉ có
mình tôi "ngây thơ" như thế. Phần lớn xã hội chỉ tập trung vào những
điều cạn cợt, không có nhu cầu mạnh mẽ để nghiêm túc trưởng thành thật sự. Các
tổ chức lớn trong lĩnh vực tâm linh (tôn giáo) thì có khuynh hướng tập trung
vào một đấng thần thánh nào đó hơn là con người, xem sự cứu rỗi của bề trên là mục
tiêu cuối cùng của cuộc sống chứ không phải việc tự thay đổi bản thân. Các lĩnh
vực như triết học, tâm lý, nghệ thuật, văn học, phát triển bản thân...thì lại
hoạt động bên lề không được nhiều người quan tâm, những thành tựu trong các
lĩnh vực này thì phân tán không liên kết với nhau. Tất cả những điều này tạo
nên một thế giới mà nơi đó sự phát triển nội tâm không được coi trọng, bất quá
chỉ là một sở thích, một bộ môn phụ, chỉ là lớp kem phủ trên chiếc bánh cuộc
đời mà thôi.
Xét cho kỹ thì tâm trí
con người giống như một đại dương, đầy phức tạp và tạo nên tất cả khía cạnh
trong cuộc sống thực của chúng ta, việc tìm hiểu xem những gì diễn ra bên trong
tâm trí có lẽ nên là một ưu tiên nghiêm túc của chúng ta. Cũng giống như cái
cách mà một doanh nghiệp đang phát triển cần phải dựa vào một sứ mệnh rõ ràng
với một chiến lược hiệu quả và những chỉ tiêu có thể đo lường được thì một con
người đang phát triển cũng cần có một kế hoạch. Nếu như chúng ta muốn đời mình
sống sao cho có ý nghĩa, thì chúng ta cần phải xác định một kế hoạch, biết được
làm thế nào để có thể đến đích, nhận thức được những chướng ngại tiềm tàng trên
suốt chặng đường, và đề ra chiến lược để vượt qua chúng.
Khi tôi tìm hiểu sâu về
chủ đề này, tôi có dịp nhìn lại bản thân mình và nghĩ xem liệu tôi có đang phát
triển hay không. Bạn cũng có thể thấy được những nỗ lực của tôi thông qua những
bài viết trên blog này, nhưng tôi chưa có được một mô hình để phát triển, một
kế hoạch thật sự, một sứ mệnh rõ ràng. Đôi khi tôi cảm nhận đó chỉ đại loại là những
nỗ lực lung tung trong việc tự cải thiện ở một khía cạnh này hay khía cạnh
khác. Do vậy, tôi đã cố gắng tập hợp những nỗ lực, triết lý, và chiến lược phân
tán của mình thành một công thức duy nhất, một thứ gì đó đủ vững chãi để tôi có
thể dựa vào trong tương lai, và tôi sẽ đào sâu vào điều đó trong bài viết này.
Vậy nên mời bạn hãy
chuẩn bị sẵn sàng, pha sẵn cafe, và “bỏ” não của bạn lên bàn trước mặt bạn –
bạn sẽ muốn tham khảo nó khi chúng ta cùng nhau khám phá sự kỳ quặc và phức tạp
của não bộ đấy.
Mục tiêu
Là sự thông tuệ. Tôi sẽ
đề cập chi tiết hơn sau.
Làm thế nào chúng ta đạt được mục tiêu đó?
Bằng việc nhận biết sự
thật. Khi tôi nói "sự thật," tôi không phải là kiểu mấy đứa hay lải
nhải từ "sự thật" để ám chỉ điều gì đó thần bí, vô định. Tôi chỉ đơn
giản là đề cập đến bản chất thực sự của hiện thực. Sự thật là tổ hợp của những
gì mà chúng ta biết và những gì mà chúng ta không biết. Khi bạn có được và duy
trì được nhận thức về bản chất hai mặt của "sự thật" như thế thì bạn
đang nắm giữ chìa khóa để trở nên thông tuệ hơn.
Quá dễ, phải không?
Chúng ta không cần phải biết nhiều hơn cái chúng ta đang biết, chúng ta chỉ cần
nhận thức được mình đang biết cái gì và cái gì mình chưa biết. Sự thật là những
gì dễ thấy, rõ ràng, đơn giản, như được viết trên bảng trắng vậy, chúng ta chỉ
cần nhìn vào tấm bảng và suy ngẫm. Nhưng vấn đề đó là –
Điều gì đang cản đường
của ta?
Lớp sương mù.
Để hiểu được sương mù là
gì, đầu tiên hãy biết rõ là chúng ta không ở đây:
Mà là ở đây:
Và thực tế không phải
như vậy:
Unconsicousness = Vô
thức |
Mà là giống vầy:
Consciousness spectrum
= dải ý thức |
Đây thật sự là một quan
niệm mà mọi người khó tiếp nhận nổi, nhưng đó chính là khởi nguồn của sự trưởng
thành. Nếu như chúng ta tự nhận mình "tỉnh thức" thì coi như không có
gì để nói, chúng ta sẽ ngừng suy nghĩ. Tôi thích nghĩ về điều đó với hình ảnh
của một chiếc cầu thang nhận thức:
Consciouness Staircase
= Cầu thang nhận thức |
Con kiến thì có ý thức
hơn con vi khuẩn, con gà thì hơn con kiến, con khỉ thì hơn con gà, và con người
thì hơn con khỉ. Nhưng cái gì sẽ hơn chúng ta?
A) Chắc chắn có thứ gì
đó, và B) Chúng ta không thể hiểu được gì hơn giống như mức độ con khỉ có thể
hiểu về thế giới và cách tư duy của chúng ta.
Không có lý do gì để nói
rằng chiếc cầu thang mãi mãi sẽ không hướng lên trên nữa. Người ngoài hành tinh
màu đỏ ở trên chúng ta vài bậc thang nhìn nhận hiểu biết của loài người giống
như cái cách mà chúng ta nhìn vào hiểu biết của con đười ươi – họ có thể nghĩ
là với tư cách một loài vật, chúng ta cũng khá ấn tượng đấy, nhưng cơ bản thì
chúng ta cũng chẳng có hiểu biết gì cả. Những nhà khoa học lỗi lạc nhất của
chúng ta có thể sẽ chẳng bằng nổi một đứa bé ngoài hành tinh.
Đối với giống loài người
ngoài hành tinh màu xanh ở trên cao nữa thì có lẽ họ chỉ thấy những người ngoài
hành tinh màu đỏ thông minh cỡ con gà. Và khi người ngoài hành tinh màu xanh
nhìn vào chúng ta, họ thấy ta như những con kiến nhỏ bé đã được lập trình sẵn.
Chúng ta không thể tưởng
tượng được sự sống ở những nấc thang cao hơn sẽ như thế nào, nhưng chấp nhận sự
thật rằng có tồn tại những nấc thang cao hơn và cố gắng để nhìn nhận lại mình
từ góc nhìn của những nấc thang cao hơn chính là tư duy mấu chốt mà chúng ta
cần có cho bài tập này.
Còn giờ, hãy tạm thời
quên đi những nấc thang cao hơn ở trên và chỉ tập trung vào nấc thang ngay trên
chúng ta - nấc thang màu xanh lá nhạt. Giống loài ở nấc thang đó có thể nghĩ về
chúng ta như chúng ta nghĩ về đứa trẻ 3 tuổi - bắt đầu có được những nhận thức
lờ mờ, đơn giản, ngây thơ. Hãy tưởng tượng có một nhân vật đại diện cho giống
loài của họ được gửi đến để quan sát nhân loại và viết báo cáo gửi về hành tinh
quê nhà của họ: Người đó sẽ nghĩ gì về cách chúng ta suy nghĩ và cư xử? Điều gì
ở chúng ta sẽ gây ấn tượng với người đó? Điều gì sẽ khiến người đó cảm thấy
thiếu sót?
Tôi nghĩ rằng người đó
sẽ nhanh chóng nhận ra sự mâu thuẫn trong tư duy của loài người. Một mặt, tất
cả những nấc thang dưới loài người đều là nơi mà chúng ta tiến hóa lên. Hàng
trăm triệu năm thích nghi và tiến hóa từ bản năng sinh tồn của động vật trong
một thế giới khắc nghiệt đã cắm rễ sâu sắc vào ADN của chúng ta, và bản năng
nguyên thủy trong mỗi chúng ta đã sản sinh ra hàng loạt những đặc điểm
"cấp thấp": Sợ hãi, nhỏ nhen, đố kỵ, tham lam, dễ hài lòng... Những
đặc điểm này chính là tàn dư của loài động vật và vẫn còn là một nhân tố chi
phối trong bộ não của ta, tạo nên một "sở thú" của những cảm xúc và
động cơ thấp kém trong đầu chúng ta:
Nhưng trong vòng 6 triệu
năm qua, sự tiến hóa của chúng ta đã trải qua một mức tăng trưởng nhanh chóng
trong nhận thức và giúp chúng ta có được khả năng tư duy không ngờ mà những
giống loài khác trên trái đất không có được. Chúng ta đã rất nhanh nhảy vọt trên
cầu thang nhận thức, hãy tạm gọi yếu tố nhảy vọt của sự gia tăng nhận thức này
là trạng thái Thượng Nhân (Higher Being).
Thượng Nhân là người
sáng suốt, nghĩ lớn, và hoàn toàn lý trí. Nhưng xét ở góc độ thời gian, thì hắn
ta vẫn là một cư dân mới trong đầu chúng ta, trong khi những thế lực động vật
nguyên thủy thì lại tồn tại từ ngàn năm nay, và với việc hai giống loài cùng
tồn tại như thế khiến cho tâm trí ta như một nơi rất kỳ lạ:
Do vậy không phải con
người là Thượng Nhân và Thượng Nhân là đứa trẻ 3 tuổi - mà con người là sự kết
hợp của Thượng Nhân và những loài động vật cấp thấp, và kết quả là hình thành
nên đứa trẻ 3 tuổi trong chúng ta. Xét về bản chất thì Thượng Nhân là một giống
loài cấp tiến, còn những loài động vật thì mang tính nguyên thủy hơn, và chính
sự cùng tồn tại đặc thù của chúng khiến chúng ta mang bản chất con người rõ
nét.
Khi con người dần tiến
hóa và Thượng Nhân bắt đầu thức tỉnh, người ấy sẽ nhìn xung quanh não bộ của
bạn và thấy bản thân mình đang ở trong một khu rừng lạ lẫm, kỳ quặc, đầy rẫy
những loài vật nguyên thủy không hiểu được Thượng Nhân là ai hay là gì. Nhiệm
vụ của người đó là làm cho bạn sáng tỏ và có thể tư duy cao hơn, nhưng lại có
nhiều động vật quấy nhiễu quanh môi trường làm việc của người đó nên đó không
phải là một công việc dễ dàng. Và mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ hơn. Sự tiến
hóa của con người bắt đầu khiến Thượng Nhân càng ngày càng trở nên ý thức hơn,
cho đến một ngày người đó nhận ra một điều kinh hoàng:
CHÚNG TA RỒI SẼ CHẾT
Phát hiện này đánh dấu
thời điểm lần đầu tiên bất kỳ giống loài nào trên trái đất đủ nhận thức để hiểu
được sự thật này, và nó khiến cho tất cả loài động vật trong bộ óc, vốn không
có khả năng xử lý kiểu thông tin này, trở nên hỗn loạn, biến toàn bộ hệ sinh
thái thành một mớ hỗn độn:
Những loài động vật chưa
bao giờ trải qua nỗi sợ này trước đó, và cơn hoảng loạn này – vốn vẫn còn tiếp
diễn đến ngày nay – là thứ cuối cùng mà Thượng Nhân cần trong quá trình anh ta
học hỏi và ra quyết định cho chúng ta.
Những loài động vật nô
đùa quanh bộ não chúng ta có thể chiếm ngự tâm chí của ta, che mờ những suy
nghĩ, phán đoán, và nhận thức về thế giới của ta. Tôi gọi tổ hợp những thế lực
động vật này là "sương mù". Càng có nhiều động vật quấy nhiễu bao
nhiêu thì càng làm chúng ta trở nên "điếc và mù" trước những tư duy
và sáng kiến của Thượng Nhân. Sương mù quanh đầu ta thường quá dày đến nỗi
chúng ta chỉ có thể thấy được cỡ một vài cm trước mặt mình:
Hãy nghĩ lại về mục tiêu
của ta ở trên và con đường để đạt được nó - nhận thức được sự thật. Thượng Nhân
có thể nhìn thấy rõ sự thật trong hầu hết tình huống. Nhưng khi sương mù quanh
ta dày đặc, nó sẽ che đi đôi mắt và đôi tai, phủ kín bộ óc của ta khiến ta
không thể nào tiếp cận được với Thượng Nhân hay trí huệ của người. Đây chính là
lý do tại sao mà rất khó để có thể thường xuyên ý thức về sự thật, chúng ta
đang mắc kẹt trong sương mù đến nỗi không thể thấy, hay nghĩ gì được hết.
Và khi đại diện của
người ngoài hành tinh quan sát chúng ta xong và trở về hành tinh quê nhà, thì
tôi nghĩ người đó sẽ tổng kết lại những vấn đề của chúng ta như thế này:
Trận chiến giữa Thượng
Nhân và bản năng động vật để cố gắng nhìn xuyên qua màn sương mù chính là sự
đấu tranh nội tại cốt lõi của nhân loại.
Sự đấu tranh này thể
hiện qua nhiều cách thức trong đầu của chúng ta. Hãy cùng xem xét một vài
trường hợp trong số đó: Thượng Nhân (với vai trò là Người Ra Quyết Định Lý Trí)
chống lại Con Khỉ Thỏa Mãn Tức Thời; Thượng Nhân (trong vai của Giọng Nói Chân
Thực) chống lại Voi Ma Mút Sinh Tồn Xã Hội đang cực kỳ hoảng loạn; thông điệp
của Thượng Nhân cho chúng ta biết rằng cuộc sống chỉ là một chuỗi những Ngày
hôm nay lạc lối trong ánh sáng mù lòa của sự hy vọng về ngày mai tốt đẹp hơn.
Tất cả những điều đó đều thể hiện phần nào những mâu thuẫn cốt lõi giữa quá khứ
nguyên thủy với tương lai xán lạn của chúng ta.
Điều tồi tệ nhất của lớp
sương mù chính là khi ta bị mắc kẹt trong đó, nó đã che mất tầm nhìn của ta do
vậy ta không thể biết được mình đang kẹt trong sương mù. Khi sương mù dày đặc
nhất cũng chính là lúc ta ít nhận thức nhất về sự tồn tại của nó - nó khiến ta mất
ý thức. Nhận thức được sự tồn tại của sương mù và học cách để nhận diện nó là
bước đi quan trọng đầu tiên để nâng cao nhận thức và trở thành một con người
thông tuệ hơn.
Bởi vì chúng ta đã thiết
lập mục tiêu của mình là sự thông tuệ, và để làm được điều đó chúng ta càng
nhận thức rõ về sự thật chừng nào thì tốt chừng nấy và thứ chính yếu ngáng
đường ta chính là lớp sương mù. Bây giờ hãy cùng đi sâu vào trận chiến để biết
được tại sao "ý thức về sự thật" lại quan trọng đến như vậy và làm
như thế nào để chúng ta có thể vượt qua được lớp sương mù:
Trận chiến
Cho dù chúng ta nỗ lực
thế nào đi nữa thì việc để nhân loại có thể tiếp cận được nấc thang xanh lá
nhạt ở trên chúng ta trên cầu thang nhận thức là điều bất khả thi. Năng lực
tiềm tàng của ta - Thượng Nhân - vẫn chưa đạt được tới đó. Có thể là trong một
hay hai triệu năm nữa. Hiện tại, nơi duy nhất mà trận chiến này có thể xảy ra
chính là nấc thang duy nhất nơi chúng ta đang sống, do vậy đó là nơi mà chúng
ta sẽ tập trung vào. Chúng ta cần tập trung vào các cấp độ nhận thức thu nhỏ
trong nấc thang này mà chúng ta có thể chia thành 4 bước nhỏ hơn:
The Human
Consciousness Step = Nấc thang ý thức của con người |
Leo hết cầu thang nhận
thức thu nhỏ này chính là con đường hướng tới chân lý, con đường của thông tuệ,
là sứ mệnh cá nhân của tôi để vượt lên thân phận con người, và một đống những
tuyên bố sáo rỗng mà tôi cũng không ngờ là có ngày sẽ nghe chính mình nói ra.
Chúng ta chỉ cần hiểu được trò chơi cuộc đời và cố gắng để chơi cho giỏi.
Hãy tìm hiểu mỗi nấc
thang và cố hiểu được những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt và làm thế nào để
ta có thể tiến lên:
Nấc 1: Cuộc sống của ta
trong lớp sương mù
Nấc 1 chính là nấc thấp
nhất, nhiều sương mù nhất và bất hạnh thay, đối với hầu hết chúng ta đó chính
là cấp độ hiện hữu mặc định. Ở bước này, sương mù ở khắp nơi, vừa dày vừa khít
che hết những giác quan của ta, khiến cho chúng ta trải qua cuộc đời này trong
vô thức. Tiếp nữa, những tư duy, giá trị, ưu tiên của Thượng Nhân hoàn toàn bị
lạc lối trong lớp sương mù u tối và trong đầu ta chỉ toàn là những tiếng rống,
tiếng kêu chiêm chiếp, tru, hú, quác quác của những loài động vật. Chúng khiến
ta 1) nhỏ nhen, 2) thiển cận và 3) ngu si. Hãy thảo luận từng thứ một:
1) Ở nấc 1, bạn cực kỳ
nhỏ nhen bởi vì bản năng động vật đang chi phối
Khi tôi nhìn vào hàng
loạt những cảm xúc mà loài người có thể trải qua, tôi phát hiện chúng không
phải là những cảm xúc hỗn loạn, mà thường sẽ rơi vào hai nhóm riêng biệt: Những
cảm xúc cao thượng, vị tha, cấp tiến của bậc Thượng Nhân, và những cảm xúc nhỏ
nhen, vị kỷ, nguyên thủy của phần não động vật.
Và ở nấc này, chúng ta
hoàn toàn bị những cảm xúc của nhóm sau chi phối khi lũ động vật cứ tác động
vào tâm trí ta trong lớp sương mù dày đặc.
Điều này khiến chúng ta
trở nên nhỏ mọn, đố kỵ tầm thường và cũng khiến ta trở nên hả hê trước sự bất
hạnh của người khác. Nó cũng khiến ta sợ hãi, lo lắng, và hoang mang. Đó là lý
do khiến ta trở nên vị kỷ và quá yêu thương bản thân; kiêu ngạo và tham lam;
suy nghĩ hẹp hòi và thích chỉ trích; lạnh nhạt, nhẫn tâm hay thậm chí là ác
độc. Và chỉ duy nhất tại Nấc 1 chúng ta mới có cảm xúc của kiểu bộ lạc nguyên
thủy “chúng ta đấu lại chúng nó” và khiến chúng ta ghét bỏ mọi người khi họ
khác biệt so với ta.
Bạn có thể tìm thấy hầu
hết những loại cảm xúc này ở một đàn khỉ mũ capuchin, và nó hoàn toàn hợp lý
bởi vì toàn bộ những cảm xúc này có thể gom gọn lại thành hai bản năng then
chốt của động vật: Bản năng sinh tồn và nhu cầu sinh sản.
Những cảm xúc ở Nấc 1
này rất mãnh liệt và hoang dã, chúng sẽ tóm lấy bạn và khi chúng đã chi phối
được bạn thì những cảm xúc vị tha, cao thượng đều bị vứt xuống cống hết.
2) Ở Nấc 1, bạn thiển
cận bởi vì lớp sương mù đã che phủ trước mặt bạn, ngăn không cho bạn thấy được
bức tranh lớn hơn.
Lớp sương mù có thể lý
giải được tất cả những hành vi hoàn toàn vô lý và thiển cận một cách đáng ngại
của con người.
Có lý do gì mà ai cũng
xem ông bà hay cha mẹ là hiển nhiên khi họ còn sống, thỉnh thoảng mới đi thăm
họ, hiếm khi dành thời gian cho họ, ít khi mở lòng với họ và gần như chẳng hỏi
thăm họ câu nào? Mặc dù sau khi họ đã qua đời rồi, bạn chỉ có thể nghĩ tới việc
họ tuyệt vời như thế nào và bạn không thể tin được rằng là mình đã không tận
dụng cơ hội để cải thiện mối quan hệ với họ khi họ còn sống?
Có lý do gì mà con người
lại tkhoác lác, khoe khoang quá nhiều, mặc dù nếu như ta có thể nhìn sự việc
rộng hơn, rõ ràng ta biết rằng rốt cục thì người khác bằng cách này hay cách
khác rồi cũng sẽ biết được những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn thôi – và
cuộc đời ta chỉ có thể tốt hơn bằng cách sống khiêm tốn mà thôi?
Có lý do gì mà một số
người lại làm việc qua loa, ẩu tả, mà lại tự cho mình đã nỗ lực rất nhiều? Khi
có thể nhìn được bức tranh lớn hơn thì bạn sẽ biết được rằng tại môi trường làm
việc, thì sự thật về thói quen làm việc của một ai đó rốt cục gì rồi cũng sẽ
phơi bày ra trước mắt của sếp và các đồng nghiệp, do vậy bạn sẽ không mãi mãi
đánh lừa được mọi người đâu. Vì lý do gì mà có người lại khăng khăng tung hô
cho mọi người biết rằng mình vừa mới làm một điều giá trị cho công ty? Trong
khi hành xử như thế thì rõ như ban ngày là dường như bạn chỉ làm việc chăm chỉ
vì muốn được ghi nhận. Tại sao không ai hiểu rằng chỉ cần làm mọi việc thật
tốt, và rồi hệ quả là người khác sẽ chú ý đến, chưa kể về lâu dài nó còn có ích
cho danh tiếng và sự tôn trọng của mọi người dành cho bạn trong công ty?
Nếu như không phải vì
lớp sương dày, thì tại sao lại có người từng bòn rút vài đồng xu trong hóa đơn
nhà hàng hay ghi chú chi tiết ai đã chi khoản nào trong một chuyến du lịch. Khi
mọi người đọc đến đây có thể lập tức đánh giá từng người bạn của mình theo
thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng với bản chất từ bủn xỉn đến rộng lượng. Vậy
hàng trăm đô mà bạn tiết kiệm được từ đó đến giờ nhờ vào việc bủn xỉn có thật
sự xứng đáng hơn việc trở thành một con người đáng mến, đáng tôn trọng vì bản
tính rộng lượng?
Có lời giải thích nào
khác cho những quyết định không thể nào hiểu được của những người đàn ông nổi
tiếng, có địa vị khi tự tay họ đã phá hủy sự nghiệp hay cuộc hôn nhân mà họ đã
dành cả đời để vun đắp bằng việc ngoại tình?
Và tại sao mà có người
lại luồn cúi và hạ thấp sự chính trực của mình vì những lợi ích nhỏ nhoi, không
đáng trong khi sự chính trực lại có ảnh hưởng đến lòng tự trọng về lâu dài của
bạn, còn cái lợi nhỏ nhặt, không đáng đó thì chẳng ảnh hưởng lâu dài gì đến bạn
cả?
Bạn có cách lý giải nào
khác tại sao lại có nhiều người đã quyết định để nỗi sợ những gì người khác có
thể nghĩ về họ ảnh hưởng đến cách sống của họ, khi mà họ có thể cũng biết rõ
rằng A) đó là một lý do tệ hại để làm hoặc không làm gì đó, và B) thực tế thì
họ cũng không quá quan trọng để người khác phải nghĩ đến đâu, vì ai cũng bận
rộn với cuộc sống của chính mình cả.
Và lại có lúc có những
người mắc kẹt trong một mối quan hệ, công việc, công ty, căn hộ, hay một tình
bạn sai lầm trong hàng năm trời, đôi khi là hàng thập kỷ, chỉ đến khi cuối cùng
họ quyết định thay đổi rồi lại tự nói: "Tôi không thể tin được là tôi lại
không làm chuyện đó sớm hơn," hay "Tôi không thể tin được tôi đã
không thể nhận ra điều đó sai trái thế nào."
Vậy mà hầu như chúng ta
đều làm như vậy cả, và đó là bởi vì sức mạnh của màn sương mù đấy.
3) Ở Nấc 1, chúng ta rất
là, rất là ngu si.
Sự ngu si của chúng ta
thể hiện ở chỗ chúng ta đã mắc đi mắc lại cùng một sai lầm hết lần này đến lần
khác.
Trường hợp dễ thấy nhất
chính là cái cách mà lớp sương mù đã thuyết phục ta, lần này đến lần khác, rằng
chuyện gì đó sẽ làm cho ta hạnh phúc nhưng trên thực tế thì hoàn toàn lại
không. Lớp sương mù xếp sẵn một hàng củ cà-rốt và nói với chúng ta rằng đó chính
là chìa khóa của hạnh phúc, bảo chúng ta hãy quên đi hạnh phúc của ngày hôm nay
để hướng tất cả hy vọng của chúng ta về sự hạnh phúc trong tương lai bởi vì
chúng ta sẽ nhận được những củ cà-rốt ấy.
Và thậm chí mặc dù lớp
sương mù đã nhiều lần cho chúng ta thấy nó chả biết gì về hạnh phúc của con
người cả – dù cho chúng ta đã có quá nhiều trải nghiệm khi nhận lấy một củ
cà-rốt và cảm thấy cả tấn hạnh phúc nhất thời, để rồi sau đó lại nhìn thứ hạnh
phúc ấy liền phai nhạt trở lại mức ban đầu trong mấy ngày sau – thế mà chúng ta
lại tiếp tục mắc bẫy.
Giống như bạn thuê một
chuyên gia dinh dưỡng rồi người đó kêu bạn uống một cốc espresso mỗi lần bạn
mệt. Thế là bạn thử làm và nghĩ người chuyên gia dinh dưỡng đó là một thiên tài
cho đến khi một tiếng sau bạn lại rơi vào trạng thái kiệt quệ. Bạn lại tìm đến
chuyên gia dinh dưỡng, người đó lại cho bạn lời khuyên tương tự, rồi bạn lại
thử và tình trạng cũ cứ lặp lại. Rốt cục rồi bạn sẽ đuổi việc người chuyên gia
dinh dưỡng đó đúng không? Vậy tại sao bạn lại cứ cả tin khi sương mù lại đưa ra
lời khuyên về hạnh phúc và sự mãn nguyện cho bạn?
Lớp sương mù còn tệ hại
hơn cả người chuyên gia dinh dưỡng đó nữa bởi vì ngoài việc nó cho chúng ta lời
khuyên tồi tệ thì bản thân nó còn chính là cội nguồn bất hạnh của ta. Giải pháp
duy nhất cho tình trạng kiệt sức chính là đi ngủ, và giải pháp duy nhất để có
được hạnh phúc một cách bền vững chính là phải chiến thắng trong cuộc chiến
chống lại sương mù.
Trong ngành tâm lý học
có một khái niệm gọi là Hedonic Treadmill (vòng xoáy khoái lạc), cho rằng con
người có một ngưỡng hạnh phúc mặc định không thay đổi và khi có những chuyện
tốt hay xấu xảy ra thì sau sự biến động cảm xúc ban đầu, chúng ta đều quay trở
lại ngưỡng hạnh phúc mặc định. Và ở Nấc 1, điều này hiển nhiên hoàn toàn đúng,
cố gắng để trở nên mãi mãi hạnh phúc trong khi vẫn còn ở trong lớp sương mù thì
giống như cố gắng lau khô người trong khi vẫn còn đứng dưới vòi sen đang chảy
nước vậy.
Nhưng tôi lại không tin
rằng giống loài đã xây được những tòa nhà chọc trời, viết nên những bản giao
hưởng, bay lên mặt trăng, khám phá ra được hạt cơ bản Higgs lại không thể nào
thoát ra khỏi hiệu ứng vòng xoáy khoái lạc này và thật sự sống theo một cách có
ý nghĩa hơn.
Tôi cho rằng giải pháp
để làm được việc đó chính là học cách leo lên các nấc thang tiếp theo của cầu
thang nhận thức, để có thể dành nhiều thời gian hơn ở các nấc 2, 3 và 4, với
lại ít để thời gian mắc kẹt trong lớp sương mù một cách vô thức hơn.
Nấc 2: Xua bớt sương mù
để nhìn thấy bối cảnh
Con người có thể làm được
một chuyện kinh ngạc mà những sinh vật khác trên trái đất không thể làm được,
đó chính là tưởng tượng. Nếu như bạn cho một con vật nhìn một cái cây, nó sẽ
thấy đó là một cái cây. Chỉ có duy nhất con người mới có thể tưởng tượng được
hình ảnh một hạt dẻ được chôn xuống đất 40 năm về trước, hoặc hình ảnh một thân
cây mảnh khảnh sau 3 năm, vào mùa đông thì nó lại trở nên trơ trụi ra sao và
cuối cùng là một cái cây nằm chết theo chiều ngang ở cùng một chỗ.
Đó chính là quyền năng
của bậc Thượng Nhân trong trí óc của chúng ta.
Một mặt khác, lũ động
vật trong trí óc của ta, giống như ngoài đời thật, chỉ có thể nhìn thấy một cái
cây, và khi chúng thấy như thế, chúng liền lập tức phản ứng dựa theo những nhu
cầu ban sơ. Khi bạn còn ở trong Nấc 1, trạng thái vô thức của bạn thậm chí
không nhớ được là có sự tồn tại của bậc Thượng Nhân, và thế là những khả năng
kỳ diệu của người bị lãng phí.
Toàn bộ Nấc 2 nhắm vào
việc làm mỏng lớp sương mù đủ để mang những tư duy và khả năng của Thượng Nhân
vào trong nhận thức của ta, cho phép ta thấy được những gì diễn ra đằng sau và
xung quanh cuộc sống của mình. Ở Nấc 2, chúng ta tập trung vào việc ý thức về
bối cảnh, điều này giúp ta nhìn nhận sự thật một cách sâu sắc và rõ nét hơn.
Có rất nhiều cách thức
và hành động có thể giúp bạn xua bớt lớp sương mù. Ba trong số đó là:
1) Gia tăng kiến thức về
thế giới thông qua giáo dục, du lịch và trải nghiệm sống. Khi tầm nhìn của bạn
được mở rộng thì bạn có thể nhìn thấy một phiên bản sự thật chính xác hơn và rõ
ràng hơn.
2) Chủ động phản tỉnh.
Bạn có thể viết nhật ký, hay gặp chuyên gia tham vấn tâm lý. Đôi khi có thể sử
dụng một câu hỏi giả định để làm “kính nhìn xuyên sương mù”, kiểu như "Tôi
sẽ làm gì nếu như tiền không phải là mục đích?", "Nếu như một người
khác rơi vào trường hợp của tôi, tôi sẽ khuyên họ điều gì?" hay "Khi
tôi 80 tuổi liệu tôi có hối tiếc vì đã không làm điều này không?" để giúp
bạn nhìn thấy vài thứ rõ hơn thông qua lớp sương. Những câu hỏi kiểu như vầy
chính là cách thức để đưa bậc Thượng Nhân trong bạn vào cuộc mà không đánh động
đến bản năng động vật, do vậy chúng sẽ không kháng cự và bậc Thượng Nhân có thể
lên tiếng, giống như việc cha mẹ đánh vần một từ nào đó trước mặt đứa con 4
tuổi khi họ không muốn cho đứa bé biết họ đang nói gì.
3) Thiền định, thể dục, yoga...là
những hoạt động có thể giúp não bộ của bạn trở nên yên tĩnh hơn, nhờ vậy mà lớp
sương mù cũng lắng xuống phần nào.
Nhưng cách dễ nhất và
hiệu quả nhất để xua bớt lớp sương mù chính là ý thức về nó. Bằng cách ý thức
về sự tồn tại của lớp sương mù, hiểu nó là gì và những hình thái khác nhau của
nó, cũng như học cách nhận biết khi bạn đang bị kẹt trong đó, bạn hạn chế khả
năng lớp sương mù này kiểm soát cuộc đời bạn. Bạn không thể tiến vào Nấc 2 nếu
như bạn không biết lúc nào bạn đang ở trong Nấc 1.
Con đường để tiến vào
Nấc 2 chính là phải luôn nhắc nhở bản thân ý thức về bối cảnh đằng sau những gì
bạn nhìn thấy, những gì bạn bắt gặp, và những quyết định của bạn. Đơn giản là
vậy. Chỉ cần ý thức rằng lớp sương mù còn ở đó và nhớ nhìn vào toàn bộ bối cảnh
của vấn đề sẽ giúp bạn ý thức về thực tại, và rồi bạn sẽ thấy nó sẽ giúp bạn
trở thành một phiên bản tốt hơn mình so với ở Nấc 1.
Sau đây là vài ví dụ -
Đây là hình ảnh của một
người thu ngân thô lỗ ở Bước 1 và Bước 2:
On Step 1 = Ở Nấc 1 |
Còn đây là cách thể hiện
thái độ biết ơn:
On Step 1 = Ở Nấc 1 |
Điều gì đó tốt đẹp đang
xảy ra:
On Step 1 = Ở Nấc 1 |
Điều gì đó tệ hại đang
xảy ra:
On Step 1 = Ở Nấc 1 |
Hiện tượng này xảy ra
khi mọi thứ đột nhiên trở nên khủng khiếp vào lúc khuya khi bạn đi ngủ:
On Step 1 = Ở Nấc 1 |
Một cái vỏ xe hỏng:
On Step 1 = Ở Nấc 1 |
Hậu quả dài hạn:
On Step 1 = Ở Nấc 1 |
Nhìn vào bối cảnh giúp
chúng ta nhận thức được hiểu biết của mình trong hầu hết các trường hợp (cũng
như những gì ta không biết, giống như ngày hôm đó của người thu ngân), và nó
nhắc cho ta nhớ lại về bản chất phức tạp, nhiều sắc thái của con người, cuộc sống,
tình huống. Khi chúng ta ở Nấc 2, tầm nhìn rộng hơn và mọi thứ rõ ràng hơn
khiến chúng ta bình tĩnh hơn, bớt sợ hãi trước những gì vốn không đáng sợ. Còn
bản năng động vật, được nuôi dưỡng bằng sự sợ hãi và vô thức của ta, đột nhiên
trở nên khá buồn cười:
Khi tâm trí của ta bớt
đi những cảm xúc tầm thường, thì những cảm xúc cao thượng hơn - yêu thương,
trắc ẩn, khiêm tốn, đồng cảm v.v.. - bắt đầu trỗi dậy.
Tin tốt là để tiến vào
Nấc 2 không đòi hỏi bạn phải học được điều gì cao siêu cả, bậc Thượng Nhân
trong bạn vốn đã biết sự thật đằng sau những tình huống này rồi. Không đòi hỏi
bạn phải nỗ lực, không cần thêm thông tin hay ý kiến chuyên môn gì cả, bạn chỉ
cần hướng tâm mình suy nghĩ đến việc tồn tại ở Nấc 2 thay vì ở Nấc 1 và thế là
bạn sẽ ở đó. Có lẽ hiện giờ bạn đã lập tức ở đó chỉ bởi đọc được những điều ở
trên.
Tin xấu là cực khó để
duy trì ở Nấc 2 trong một thời gian dài. Vấn đề khó xử ở đây chính là không dễ
gì để bạn có thể luôn ý thức về lớp sương mù bởi vì chính nó đã khiến bạn mất ý
thức.
Đó là thử thách đầu tiên
mà bạn phải đối mặt. Bạn không thể nào tống khứ được lớp sương mù, và cũng
không thể khiến nó mỏng mãi, nhưng cơ hội của bạn nằm ở chỗ hãy cố gắng để ý
khi nào nó trở nên dày đặc và đề ra những chiến thuật hiệu quả để làm mỏng nó
bất cứ khi nào bạn vẫn còn nhận thức được nó. Nếu như bạn ngày càng hoàn thiện
hơn, khi bạn có tuổi hơn, thì lúc đó ắt hẳn bạn sẽ tồn tại ở Nấc 2 nhiều hơn,
thời gian bạn kẹt ở Nấc 1 cũng ít hơn rất nhiều.
Nấc 3: Thực tế gây sốc
Tôi… một vũ trụ của
các nguyên tử… một nguyên tử trong vũ trụ. - Richard Feynman
Nấc 3 là khi mọi thứ bắt
đầu trở nên kỳ lạ. Ngay cả ở Nấc 2 có vẻ đã sáng sủa hơn, chúng ta đại
loại vẫn nghĩ rằng mình đang ở đây:
Mặc dù khung cảnh này
thật thú vị, đó hoàn toàn là một ảo tưởng. Chúng ta sống cuộc đời mình như
thể chúng ta đang ở trên vùng đất xanh và nâu này với một bầu trời xanh, những
con sóc chuột và những con sâu bướm. Nhưng đây thực sự mới là những gì
đang xảy ra:
Nhưng thậm chí càng thực
tế hơn nữa thì điều này đang xảy ra:
Chúng ta vẫn có xu hướng
đại loại nghĩ rằng:
Your life timeline =
Dòng thời gian cuộc đời của bạn |
Nhưng thực sự chính là:
Your life timeline =
Dòng thời gian cuộc đời của bạn |
Có lẽ bạn cũng nghĩ mình
là một điều gì đó đặc biệt. Đúng không?
Đúng thế. Tôi là một
vật thể. |
Không hề, bạn chỉ là một
đống những thứ này thôi:
Đây chính là sự thật
tiếp theo về chiếc cầu thang nhỏ của chúng ta, và não bộ không thể hiểu được sự
thật này. Yêu cầu con người tiếp thu được sự rộng lớn của không gian
hoặc sự vĩnh cửu của thời gian hay sự nhỏ bé của
các nguyên tử thì cũng giống như yêu cầu một con chó đứng lên bằng hai chân sau
của nó. Bạn có thể làm được điều đó khi bạn tập trung, nhưng như thế sẽ rất là
căng thẳng và bạn không thể duy trì được lâu.
Bất cứ lúc nào, bạn cũng
có thể nghĩ về những sự thật sau đây: Vụ nổ Big Bang diễn ra cách đây
13.8 tỷ năm về trước, lâu hơn khoảng 130,000 lần so với thời gian mà con người
đã tồn tại; nếu mặt trời là một quả bóng bàn ở New York, ngôi sao gần nhất
với chúng ta sẽ là một quả bóng bàn ở Atlanta; Dải Ngân hà lớn đến mức nếu
bạn tạo ra một mô hình thu nhỏ của nó thì cũng có kích thước cỡ bằng đất nước
Hoa Kỳ, bạn vẫn sẽ cần đến một chiếc kính hiển vi để nhìn thấy được mặt
trời; các nguyên tử nhỏ đến mức số lượng nguyên tử trong một hạt muối cũng
tương đương với số lượng hạt cát của tất
cả bãi biển trên trái đất này. Nhưng thỉnh thoảng khi bạn
suy ngẫm sâu sắc về một trong những sự thật này, hoặc khi vào đúng đêm khuya mà
bạn lại đang nói chuyện với đúng người, hoặc khi bạn nhìn chằm chằm vào những
vì sao, hoặc khi bạn suy nghĩ thấu đáo về ý nghĩa của cái chết thì khi đó bạn
sẽ có một khoảnh khắc vỡ òa.
Rất khó để có được một
khoảnh khắc vỡ òa thực sự và để duy trì được lâu thậm chí còn khó hơn nữa,
giống như sự khó khăn mà con chó gặp phải khi đứng bằng hai chân. Lấy một
ví dụ thực tế giữa việc bạn nhìn vào một bức ảnh tuyệt vời của Grand Canyon với
lại việc bạn đang ở Grand Canyon; khoảnh khắc vỡ òa chính là lúc bạn
đang ở đó chứ không phải đang nhìn. Hai trải nghiệm tương tự nhưng bằng cách
nào đó lại rất khác nhau. Sự thật có thể hấp dẫn, nhưng chỉ trong khoảnh
khắc vỡ òa, bộ não mới thật sự thấu hiểu trọn vẹn thực tại. Trong khoảnh
khắc vỡ òa, bộ não của bạn trong tích tắc sẽ chuyển tới trạng thái mà nó có thể
phát huy nhiệm vụ của mình và trong đầu bạn sẽ nảy sinh một cái nhìn thoáng qua
về bản chất đáng kinh ngạc về sự tồn tại của chúng ta. Và
khoảnh khắc vỡ òa chính là phương tiện để bạn đến được Nấc thứ 3.
Tôi yêu những khoảnh
khắc vỡ òa. Những khi ấy, tôi cảm thấy một sự kết hợp mãnh liệt của những
cảm xúc sợ hãi, phấn khởi, buồn bã và tuyệt vời. Hơn bất cứ điều gì, chúng
khiến tôi cảm thấy một sự khiêm tốn sâu sắc đến nực cười, và mức độ khiêm tốn
đó khiến người ta phải suy nghĩ khác đi. Trong những khoảnh khắc đó, tất
cả những từ ngữ mà những người theo đạo thường sử dụng như sự kính sợ, tôn thờ,
phép lạ, sự kết nối vĩnh cửu đều có ý nghĩa hoàn hảo. Khi ấy, bản thân tôi
cũng chỉ muốn quỳ xuống và dâng hiến mình cho một thứ gì đó lớn hơn chính bản
thân. Đây chính là lúc tôi hiểu tâm linh nghĩa là gì.
Và trong những khoảnh
khắc thoáng qua đó, sương mù không còn nữa. Bậc Thượng Nhân trong tôi đang tràn
đầy sức sống và có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng một cách hoàn hảo. Các
phạm trù đạo đức vốn phức tạp đột nhiên trở nên rõ ràng như pha lê, bởi vì
những cảm xúc chỉ xuất hiện ở Nấc 3 này đều là những cảm xúc cao
thượng. Bất cứ hình thức nhỏ nhen hay thù hận nào cũng trở nên nực cười
tại Nấc 3, không còn lớp sương mù để ẩn thân, những con vật hoàn toàn trần
truồng, phơi bày bản thân mình với hình ảnh của những sinh vật nhỏ bé buồn bã.
Ở Nấc 1, tôi sẽ gây sự
với người nhân viên thu ngân thô lỗ dám cả gan cự nự với tôi. Ở Nấc 2, sự thô
lỗ đó không còn làm tôi phiền não nữa bởi vì tôi biết đó là vấn đề của anh ấy,
chứ không phải của tôi và tôi cũng không biết được ngày hôm đó hay cuộc sống
của anh ấy đã xảy ra những điều gì. Ở Nấc 3, tôi thấy bản thân mình như là
một tổ hợp kỳ diệu của các nguyên tử trong không gian rộng lớn và trong tích
tắc từ nơi vĩnh hằng bất tận đã kết hợp lại với nhau để tạo thành một
khoảnh khắc ý thức – mà tôi gọi là cuộc sống của tôi. Và tôi thấy người
thu ngân đó là một khoảnh khắc ý thức khác tồn tại trên cùng một
khoảng thời gian và không gian với tôi. Và cảm xúc duy nhất tôi có thể
dành cho anh ấy ở Nấc 3 là tình yêu.
Oh you precious soul =
Ôi người bạn thân mến ơi |
Trong một mức độ ý thức
siêu việt của khoảnh khắc vỡ òa, tôi thấy mọi sự tương tác, mọi động cơ, mọi
tiêu đề tin tức rõ ràng một cách khác thường và những quyết định khó khăn trong
cuộc sống trở nên rõ ràng hơn nhiều. Tôi cảm thấy mình có trí huệ.
Tất nhiên, nếu đây là
trạng thái bình thường của tôi, thì ắt là tôi đã đang dạy cho các nhà sư ở đâu
đó trên một ngọn núi ở Myanmar rồi. Nhưng hiện tôi không dạy cho bất kỳ nhà sư
nào ở bất cứ đâu cả vì đó không phải là trạng thái bình thường của
tôi. Khoảnh khắc vỡ òa rất hiếm và rất nhanh sau đó, tôi trở lại làm một
con người bình thường. Nhưng cảm xúc và sự rõ ràng của Nấc 3 rất mạnh mẽ,
đến mức ngay cả sau khi bạn không còn ở nấc đó nữa, thì những cảm xúc ấy vẫn
tiếp tục vấn vương xung quanh. Mỗi khi bạn lột trần lũ động vật trong tâm
trí, thì trong tương lai sức mạnh của chúng đối với bạn sẽ lần lần bị giảm
đi. Và đó là lý do tại sao Nấc 3 rất quan trọng, mặc dù những người mà tôi
biết không có ai có thể vĩnh viễn sống ở Nấc 3 cả, nhưng nếu như bạn thường
xuyên tiến vào được nấc này thì nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc
chiến với Nấc 1 và Nấc 2, từ đó giúp bạn trở thành một người tốt hơn và hạnh
phúc hơn.
Nấc 3 cũng là câu trả
lời cho bất kỳ ai buộc tội những người vô thần là vô đạo đức hay yếm thế hoặc
hư vô, hoặc tự hỏi làm thế nào những người vô thần tìm thấy bất kỳ ý nghĩa nào
trong cuộc sống mà không có sự hy vọng và khuyến khích của thế giới bên
kia. Đó là một lối suy nghĩ ở Nấc 1 khi nhìn nhận một người vô thần như
thế, khi mà sự sống trên trái đất được coi là điều hiển nhiên và người ta cho
rằng bất kỳ sự thúc đẩy hay cảm xúc tích cực nào cũng đều phải đến từ những tác
nhân bên ngoài cuộc sống. Ở Nấc 3, tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi được
sống và không thể tin được rằng tôi là một nhóm nguyên tử có thể nghĩ về các
nguyên tử. Ở Nấc 3, chỉ nghĩ về bản chất cuộc sống thôi đã có thể khiến tôi trở
nên phấn khích, hy vọng, yêu thương, và tử tế rồi. Nhưng Nấc 3 có thể trở
nên khả thi là bởi vì đã có khoa học dọn đường sẵn, đó là lý do Carl Sagan nói rằng
“khoa học không chỉ tương thích với tâm linh; mà còn là một cội nguồn sâu
sắc của tâm linh.” Theo cách này, khoa học chính là “nhà tiên tri” cho hệ tư
tưởng này, một tư tưởng đã phơi bày sự thật cho chúng ta thấy và cho chúng ta
cơ hội để thay đổi bản thân mình.
Cho phép tôi tóm tắt lại
những gì đã trình bày cho đến giờ: Tại Nấc 1, bạn đang ở trong một bong bóng ảo
tưởng. Ở Nấc 2, có nhiều sự rõ ràng hơn về cuộc sống, nhưng nó nằm trong
một bong bóng ảo tưởng lớn hơn nhiều. Nhưng Nấc 3 được cho là hoàn toàn rõ
ràng, không còn lớp sương mù nào che đậy sự thật nữa, vậy cần chi phải có thêm
một nấc nữa?
Nấc 4: Điều bí ẩn vĩ đại
Nếu có lúc nào chúng ta
đạt đến điểm mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu thấu đáo chúng ta là ai và
chúng ta đến từ đâu, thì lúc ấy chúng ta sẽ thất bại.
- Carl Sagan
Phần lớn những gì chúng
ta làm cho đến lúc này là để xóa tan lớp sương mù để giúp chúng ta với tư cách
là con người và là một giống loài có khả năng nhận biết nhiều nhất có thể về
chân lý của cuộc sống:
Step 1 = Nấc 1 |
Ở Nấc 4, chúng ta được
gợi nhớ về một sự thật không thể chối cãi, đó là:
Everything we don’t
know = Tất cả những gì chúng ta không biết |
Trên thực tế, bất kỳ
cuộc thảo luận nào thực tại của chúng ta – nói cách khác, là sự thật của vũ trụ
hay sự tồn tại của chúng ta – hoàn toàn đều là ảo tưởng nếu không thừa nhận sự
hiện hữu của đốm lớn màu tím đó, vốn tạo nên gần như toàn bộ thực tại.
Nhưng bạn biết đấy, nhân
loại họ không thích đốm màu tím đó chút nào. Không hề. Vết đốm đó
khiến con người sợ hãi và yếu đuối, và trong lịch sử chúng ta đã nhiều lần hoàn
toàn phủ nhận sự tồn tại của nó, giống như việc sống trên bãi biển mà giả vờ
đại dương không có ở đó. Thay vào đó, chúng ta tuyên bố chắc nịch rằng
cuối cùng chúng ta đã biết hết mọi thứ về nó. Về mặt tôn giáo, chúng ta
phát minh ra những huyền thoại và tuyên bố chúng là sự thật. Thậm chí nếu có
một tín đồ tôn giáo sùng đạo, vốn tin tưởng vào sự thật được đề cập trong một
quyển kinh sách nào đó, khi đọc được điều này cũng sẽ đồng ý với tôi về sự thêu
dệt ra vài ngàn cuốn sách khác ngoài kia. Về mặt khoa học, chúng ta đã cố
gắng để luôn tin tưởng rằng “thừa nhận bạn đã sai lầm khủng khiếp về thực tế”
chỉ là một hiện tượng có trong quá khứ.
Việc hiểu biết của chúng
ta về thực tại bị đảo ngược bởi một khám phá mới có tính đột phá cũng giống như
một bước ngoặt gây sốc trong cuốn tiểu thuyết sử thi đầy bí ẩn mà nhân loại
đang đọc, và tiến bộ trong lĩnh vực khoa học không thiếu những bước ngoặt này:
Trái đất thì hình tròn, mặt trời chính là trung tâm của hệ mặt trời, chứ không
phải là trái đất, khám phá ra các hạt hạ nguyên tử hoặc các thiên hà khác ngoài
thiên hà của chúng ta, và lý thuyết tiến hóa... Vậy mà, với kiến thức về tất
cả những sự đột phá đó, Lord Kelvin, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất
trong lịch sử, vào năm 1900 lại có thể phát biểu rằng: “Hiện tại trong vật lý
không còn gì mới để phát hiện nữa. Tất cả những gì còn lại chính là đo
lường chính xác hơn và chính xác hơn nữa mà thôi” – nói cách khác, tại thời
điểm này, mọi bước ngoặt đã được hoàn thành.
Tất nhiên, Kelvin cũng
đã sai lầm như mọi nhà khoa học kiêu ngạo khác trong lịch sử. Lý thuyết về
thuyết tương đối rộng và sau đó là lý thuyết cơ học lượng tử đã lật đổ mọi niềm
tin của giới khoa học trong thế kỷ tiếp theo.
Thậm chí nếu như ngày
hôm nay chúng ta thừa nhận rằng trong tương lai sẽ có nhiều sự đột phá nữa, thì
chúng ta cũng có xu hướng nghĩ rằng hầu hết những gì tối quan trọng, to lớn
nhất thì chúng ta cũng đã khám phá ra rồi, và hiện tại chúng ta có một bức
tranh gần với hoàn hảo nhất về thực tại hơn cái thời mà loài người còn cho rằng
Trái đất là một mặt phẳng. Điều đó đối với tôi mà nói thì giống như thế này:
Haha those idiots only
knew the stuff in the orange. They thought the Earth was flat! Imagine living
in a time when there was so much humans didn’t know = Ha ha, lũ ngớ ngẩn chỉ
biết những gì nằm trong vùng màu cam này. Tụi nó nghĩ Trái đất là mặt phẳng
mới ghê! Không thể tưởng tượng nổi phải sống ở cái thời toàn lũ không biết gì
này nó ra sao nữa. |
Thực tế là, hãy nhớ
rằng chúng ta không biết vũ trụ là gì cả. Nó có phải là tất cả
không? Nó có phải là một bong bóng nhỏ trong một đa vũ trụ với toàn là
bong bóng? Có phải nó hoàn toàn không phải là bong bóng mà
là một ảo ảnh ba chiều? Và chúng ta có biết về Vụ
nổ Big Bang, nhưng đó có phải là khởi đầu của mọi thứ? Có phải từ cái không có gì đã phát sinh ra
một cái gì đó, hoặc nó chỉ là sự kiện gần nhất trong một chuỗi dài các chu kỳ
co giãn nở? Chúng ta không biết vật chất tối (dark matter)
là gì cả, chỉ có biết là nó tồn tại trong vũ trụ rất là nhiều, và khi chúng ta
thảo luận về Nghịch lý Fermi, mọi thứ trở nên hoàn toàn rõ
ràng rằng khoa học không biết gì về việc liệu có sự sống khác ngoài kia
hay không hoặc nó có thể tiến bộ đến mức nào.
Hay là Lý thuyết dây
chẳng hạn, vốn được mọi người cho là bí mật để thống nhất hai lý thuyết lớn
nhưng dường như không liên quan với nhau của thế giới vật lý - thuyết tương đối
rộng và cơ học lượng tử? Lý thuyết dây hoặc sẽ là lý thuyết vĩ đại
nhất mà chúng ta từng đưa ra hoặc là hoàn toàn sai sự thật, và có những nhà
khoa học vĩ đại trên cả hai mặt của cuộc tranh luận này. Và với tư cách là
người dân bình thường, tất cả những gì chúng ta cần làm là nhìn vào hai lý
thuyết được chấp nhận rộng rãi đó để nhận ra thực tế có thể khác biệt lớn đến
mức nào: Giống như thuyết tương đối rộng nói với chúng ta rằng nếu bạn bay đến
một lỗ đen và xoay quanh nó một vài lần trong lực hấp dẫn dữ dội và sau đó quay
trở lại trái đất vài giờ sau khi bạn rời đi, thì hàng thập kỷ đã đi qua
trên trái đất trong lúc bạn ở lỗ đen vũ trụ. Và điều đó giống như một cây
kem ốc quế so với những gì cơ học lượng tử chết tiệt cho chúng ta biết – ví dụ
như như hai hạt trên hai vũ trụ khác nhau có sự liên kết, một cách đầy bí
ẩn, với hành vi của cái còn lại, hay một con mèo sẽ vừa sống vừa chết cho đến khi bạn nhìn vào
nó.
Và vấn đề là, tất cả mọi
thứ tôi vừa đề cập vẫn nằm trong phạm vi hiểu biết của chúng ta. Như ta đã
đề cập trước đó, so với mức độ nhận thức tiến hóa hơn, chúng ta có thể giống
như một đứa trẻ ba tuổi, một con khỉ hoặc một con kiến, vậy tại sao chúng ta
lại cho rằng chúng ta thậm chí có thể hiểu mọi thứ trong đốm màu tím
đó? Một con khỉ không thể hiểu được việc trái đất là một hành tinh tròn,
chứ đừng nói đến sự tồn tại của hệ mặt trời, thiên hà hay vũ trụ. Bạn có
thể cố gắng giải thích điều đó với một con khỉ trong nhiều năm và chẳng có kết
quả gì đâu. Vì vậy, đâu là những thứ mà chúng ta hoàn toàn không có khả
năng nắm bắt được ngay cả khi có một giống loài thông minh hơn đã cố gắng
hết sức để giải thích với chúng ta? Có lẽ là gần như tất cả mọi thứ.
Thực sự có hai lựa chọn
khi nghĩ về bức tranh lớn hơn: Khiêm tốn hoặc ngu xuẩn.
Việc con người giả vờ
chắc chắn là bởi vì trong quá khứ, khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta là trung tâm
của mọi sáng tạo, thì sự không chắc chắn trở nên đáng sợ vì nó khiến cho thực
tại của chúng ta trở nên ảm đạm hơn chúng ta nghĩ. Nhưng bây giờ, với quá nhiều
thứ chưa được khám phá, mọi thứ trông rất ảm đạm đối với chúng ta với
tư cách là con người và là một giống loài, vậy nên chúng ta nên đón nhận sự mơ
hồ mới đúng. Quan điểm của tôi là tôi chỉ còn sống được một vài thập kỷ nữa và
sau đó là vĩnh viễn không tồn tại, do vậy sự thật là chúng ta có thể đã hoàn
toàn sai đối với tôi lại trở nên cực kỳ hứa hẹn.
Trớ trêu thay, khi suy
nghĩ của tôi đạt đến đỉnh cao của chiếc cầu thang vô thần, khái niệm về một thứ
gì đó có vẻ thiêng liêng đối với chúng ta có thể tồn tại dường như không còn vô
lý nữa. Tôi vẫn hoàn toàn giữ quan điểm vô thần khi nói đến tất cả các
quan niệm do con người tạo ra về một lực lượng thần thánh nào đó, mà theo tôi,
chúng đã được tuyên bố “quá chắc chắn.” Nhưng liệu một lực lượng siêu tiên
tiến có khả năng tồn tại hay không? Nhiều khả năng là có. Liệu chúng ta có
thể được tạo ra bởi một cái gì đó/ai đó lớn lao hơn chúng ta hoặc giả chúng ta
đang sống như một phần của một chương trình mô phỏng mà không hề nhận biết về
nó? Chắc rồi! Tôi là chỉ một đứa trẻ ba tuổi thôi nhớ không, vậy tôi là ai
mà dám nói không chứ?
Đối với tôi, tư duy
thuần logic nói với tôi hãy là một con người vô thần trước tất cả các tôn giáo
trên trái đất, và bản chất của sự tồn tại của chúng ta hoặc khả năng tồn tại
của một đấng tối cao nào đó là bất khả tri. Tôi không suy luận những điều
này thông qua bất kỳ hình thức đức tin nào cả, hoàn toàn chỉ bằng logic.
Tôi cho rằng Nấc 4 thật
sự đáng kinh ngạc, nhưng tôi không chắc là mình có thể tiếp cận nó theo một
cách thức tâm linh nào đó như tôi đôi khi có thể làm với Nấc 3 hay không.
Khoảnh khắc vỡ òa của Nấc 4 có thể được dành cho những người có suy nghĩ cỡ
Einstein nhưng ngay cả khi nếu tôi không thể đặt chân lên Nấc 4, tôi có thể
biết là nó có tồn tại, ý nghĩa của nó là gì và tôi có thể nhắc nhở bản thân về
sự tồn tại của nó. Vậy điều đó có lợi ích gì cho tôi với tư cách là một
con người?
Bạn còn nhớ về sự khiêm
tốn mạnh mẽ mà tôi đã đề cập ở Nấc 3? Bây giờ nhân nó với 100. Vì những lý
do tôi vừa thảo luận, nó khiến tôi cảm thấy hy vọng hơn. Và nó khiến tôi
chấp nhận cam chịu một cách thoải mái trước thực tế là tôi sẽ không bao giờ
hiểu chuyện gì đang xảy ra, điều đó khiến tôi cảm thấy mình có thể rời tay khỏi
vô lăng, ngả ra sau, thư giãn và chỉ tận hưởng chuyến hành trình. Theo
cách này, tôi nghĩ Nấc 4 có thể khiến chúng ta sống nhiều hơn trong thì hiện
tại. Nếu tôi chỉ là một phân tử trôi nổi trên đại dương mà tôi không thể hiểu,
có lẽ tốt hơn là tôi nên tận hưởng điều đó.
Nấc 4 sẽ hữu ích cho
nhân loại, vì nó giúp phá vỡ quan niệm rằng chúng ta đã biết tất tần
tật. Quan niệm đó là bản tính nguyên thủy, dẫn đến sự bảo thủ và khơi mào
cho các cuộc chiến. Chúng ta nên thống nhất trong sự không chắc chắn của
mình, chứ không nên chia rẽ trên sự chắc chắn bịa đặt. Và càng nhiều người
nhận thứ được đốm lớn màu tím kia, thì nhân loại sẽ càng tốt đẹp hơn.
Tại sao trí huệ là mục
tiêu
Không có gì có thể xóa
tan sương mù bằng giờ phút cận kề cái chết, đó là lý do tại sao mà ở thời điểm
đó mọi người có thể nhìn rõ hơn những gì họ đã có thể làm khác đi: Tôi ước gì
mình đã dành ít thời gian hơn cho công việc; tôi ước gì tôi đã tâm sự với
vợ mình nhiều hơn; tôi ước gì tôi đã đi du lịch nhiều hơn; v.v... Mục
tiêu của sự phát triển cá nhân chính là nên đạt được sự rõ ràng trong giờ phút
cận tử đó, trong khi bạn vẫn còn đang sống, để bạn thực sự có thể làm được điều
gì đó ý nghĩa cho cuộc đời.
Bạn làm được điều đó
bằng cách phát triển trí huệ càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt. Đối
với tôi, trí huệ là điều quan trọng nhất để bạn phấn đấu trong kiếp
người. Đó là mục tiêu lớn, mục tiêu chủ đạo làm nền tảng cho tất cả các
mục tiêu khác. Tôi tin rằng tôi có một và chỉ một cơ hội được sống, và tôi
sẽ sống theo cách hoàn hảo và ý nghĩa nhất có thể, đó sẽ là kết quả tốt nhất
đối với tôi, và tôi sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp hơn cho thế giới theo cách
đó. Trí huệ giúp cho mọi người có được cái nhìn sâu sắc để biết được “hoàn
hảo và ý nghĩa” thực sự là gì và giúp cho họ có được sự can đảm để đưa ra những
lựa chọn sẽ đưa họ đến đó.
Và trong khi kinh nghiệm
sống có thể đóng góp cho trí huệ, tôi nghĩ rằng trí huệ hầu hết đã có sẵn trong
tất cả chúng ta, đó là tất cả mọi thứ mà Thượng Nhân biết. Khi chúng ta
không khôn ngoan, đó là vì chúng ta không có quyền truy cập vào trí huệ của Thượng
Nhân vì nó bị chôn vùi trong sương mù. Sương mù là sự đối nghịch của trí
huệ, và khi bạn thăng tiến trên cầu thang nhận thức, trí huệ chỉ đơn giản là
sản phẩm phụ của việc ý thức được gia tăng.
Một điều tôi đã học được
ở một số thời điểm đó là già đi hoặc cao lớn không giống
như việc trưởng thành. Trở thành một người trưởng thành là nói về mức độ
trí huệ và quy mô phạm vi của tâm trí và hóa ra nó không đặc biệt tương quan
với tuổi tác. Sau một độ tuổi nhất định, trưởng thành là việc vượt qua lớp
sương mù của chính bạn, và đó là vấn đề về con người, không phải tuổi
tác. Tôi biết một số người lớn tuổi cực kỳ thông thái, nhưng cũng có rất
nhiều người ở độ tuổi của tôi có vẻ thông thái hơn cha mẹ họ về rất nhiều
điều. Một số người trên con đường phát triển mà lớp sương mù không dày lắm
thì khi già đi sẽ trở nên thông thái hơn theo tuổi tác, nhưng tôi cũng thấy
điều ngược lại xảy ra với những người không chủ động phát triển. Theo tuổi tác,
lớp sương mù xung quanh họ trở nên dày đặc hơn và họ thực sự trở nên bớt thông
thái, thậm chí lại cả tin về tất cả mọi thứ.
Khi tôi nghĩ về những
người tôi biết, tôi nhận ra rằng mức độ tôn trọng và ngưỡng mộ của tôi đối với
một người gần như hoàn toàn tương xứng với mức độ thông thái và ý thức của
người đó. Những người mà tôi tôn trọng nhất đều là những người trưởng
thành và tuổi tác của họ rất là đa dạng.
Một cái nhìn khác về tôn
giáo trong ánh sáng của tư tưởng này:
Cuộc thảo luận này giúp
làm rõ các vấn đề của tôi với nền tôn giáo có tổ chức truyền thống. Có rất
nhiều người tốt, ý tưởng tốt, có giá trị, có trí huệ trong thế giới tôn giáo,
nhưng với tôi dường như điều đó xảy ra bất chấp tôn giáo và không phải nhờ tôn
giáo. Sử dụng tôn giáo trong việc thúc đẩy nhân loại đòi hỏi một sự sáng
tạo trong mọi việc, vì ở cấp độ cơ bản, hầu hết các tôn giáo dường như đối xử
với mọi người như trẻ em thay vì thúc đẩy họ phát triển. Nhiều tôn giáo
ngày nay chơi đùa với lớp sương mù của mọi người với việc “hãy tin tưởng vào
điều này hay điều kia…” lan truyền sự sợ hãi và những cuốn sách thường là lời
kêu gọi phân biệt 'chúng ta và họ'. Họ bảo mọi người tìm đến những bài
kinh cổ xưa để tìm câu trả lời thay vì giúp mọi người hiểu biết sâu sắc hơn về
tâm trí của chính họ, và sự cố chấp của họ khi nói về những vấn đề đúng và sai
thường khiến họ không thể thấu hiểu được những vấn đề xã hội. Sự chắc chắn của
họ về lịch sử thậm chí còn khiến cho những tín đồ của họ xa rời sự thật – bằng
chứng là có đến 42% người Mỹ không biết sự thật về tiến hóa. (Một tội ác
đáng sợ hơn đó chính là thế giới ghê tởm của giới chính trị Mỹ, với một nền văn
hóa sống ở Nấc 1 và là nơi mà các chính trị gia trực tiếp cổ xúy cho bản năng
động vật trong mỗi người, cố tình né tránh bất cứ điều gì trong các Nấc 2-4.)
Vậy tôi là gì?
Vâng, tôi là một người
vô thần, nhưng tôi không nghĩ “chủ nghĩa vô thần” có thể mô tả chính xác quan
điểm của tôi.
Vậy nên tôi sẽ tạo ra
một thuật ngữ cho bản thân mình - tôi là một người theo đuổi sự
thật. Trong hệ tư tưởng của tôi, sự thật là điều tôi luôn tìm kiếm, sự
thật là điều tôi tôn thờ và học cách nhìn thấy sự thật dễ dàng hơn và thường
xuyên hơn là điều dẫn đến sự phát triển.
Trong Chủ nghĩa sự thật
(Truthism), mục tiêu là trở nên trí huệ hơn theo thời gian và trí huệ sẽ đến
với bạn bất cứ khi nào bạn đủ tỉnh táo để nhìn thấy sự thật về con người, tình
huống, thế giới hoặc vũ trụ. Sương mù là thứ cản đường bạn, khiến bạn vô thức,
ảo tưởng và có đầu óc hạn hẹp, vì vậy chiến lược tăng trưởng chủ đạo hàng ngày
là duy trì sự nhận thức về sương mù và rèn luyện trí óc của bạn để cố gắng nhìn
thấy sự thật toàn diện trong mọi tình huống.
Theo thời gian, bạn muốn
tỷ lệ [Thời gian ở Nấc 2] / [Thời gian ở Nấc 1] tăng lên một chút qua mỗi năm
và bạn muốn ngày càng tốt hơn trong việc tạo ra những khoảnh khắc vỡ òa ở Nấc 3
và nhắc nhở bản thân về đốm màu tím của Nấc 4. Nếu bạn làm được những điều
đó, tôi nghĩ rằng bạn đang phát triển theo cách tốt nhất có thể, và nó sẽ có
tác động sâu sắc đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của bạn.
Vậy đấy. Đó là Chủ
nghĩa sự thật.
Tôi có phải là một người
theo chủ nghĩa sự thật mẫu mực không? Tôi cho là mình cũng tạm
ổn. Tôi khá hơn bản thân mình trước đây và chặng đường vẫn còn
dài. Nhưng việc xác định được tư tưởng này sẽ giúp cho tôi biết tôi nên
tập trung vào đâu, cần cảnh giác điều gì và làm thế nào để đánh giá tiến bộ của
mình, tất cả những điều này sẽ giúp tôi đảm bảo rằng tôi thực sự đang cải thiện
và tiến bộ nhanh hơn.
Để giúp tôi tiếp tục
theo đuổi sứ mệnh của mình, tôi đã tạo ra một biểu tượng của Chủ nghĩa sự thật:
Đó là biểu tượng của
tôi, câu thần chú của tôi, cách thể hiện niềm tin của tôi, đó là thứ tôi có thể
nhìn vào mỗi khi có điều gì đó tốt hay xấu xảy ra, mỗi khi trước mắt phải đưa
ra một quyết định lớn, hoặc vào một ngày bình thường như một lời nhắc nhở phải
để ý đến lớp sương mù và duy trì nhận thức về bức tranh lớn hơn.
Còn bạn là gì?
Tôi đưa ra một thách
thức dành cho bạn chính là hãy quyết định một thuật ngữ cho riêng mình, một
thuật ngữ có thể đại diện chính xác hệ tư tưởng phát triển của bạn.
Nếu bạn tin tưởng vào
Kitô giáo và nó thực sự giúp bạn phát triển, thì từ đó sẽ là người theo đạo
Kitô. Có lẽ bạn đã có được chiến lược phát triển rõ ràng, cụ thể của riêng
mình và bạn chỉ cần đặt một cái tên cho nó nữa thôi. Và cũng có thể Chủ
nghĩa sự thật khiến bạn cảm thấy thân thuộc, truyền tải được cách thức tư duy
của bạn nào giờ và bạn cũng muốn thử làm một người theo đuổi sự thật như tôi.
Hoặc có thể bạn chưa
biết phương hướng phát triển của mình là gì hoặc những gì bạn đang sử dụng có
hiệu quả hay không. Nếu như A) bạn không cảm thấy rằng mình có tiến bộ
theo một cách có ý nghĩa trong vài năm qua, hoặc B) bạn không thể chứng thực
các giá trị và triết lý quan trọng của mình bằng lý luận thực tiễn, thì bạn cần
phải tìm một hệ tư tưởng mới.
Để làm được điều này,
chỉ cần tự hỏi chính mình những câu hỏi mà tôi đã tự hỏi bản thân: Mục tiêu mà
bạn muốn phát triển hướng tới là gì (và tại sao lại là mục tiêu đó),
con đường đưa bạn đến đó trông như thế nào, điều gì đang ngáng đường bạn và làm
thế nào bạn vượt qua được những trở ngại đó? Hàng ngày bạn phải thực hành
những điều gì và qua từng năm tiến bộ của bạn sẽ như thế nào? Quan trọng
nhất là làm thế nào để bạn mạnh mẽ và duy trì được việc luyện tập trong nhiều
năm chứ không phải bốn ngày? Sau khi bạn đã suy nghĩ thấu đáo, hãy đặt tên
cho hệ tư tưởng đó và tạo ra một biểu tượng hoặc một câu thần chú.
Tôi hy vọng mình đã
thuyết phục được bạn tin rằng điều này quan trọng như thế nào. Đừng chờ
đợi cho đến giây phút cuối cùng trên giường bệnh rồi mới hình dung ra ý nghĩa
của cuộc sống này.
Nguồn Dịch: http://openedu.vn/Kho-tri-thuc/Ton-Giao-Cho-Nhung-Nguoi-Phi-Ton-Giao
https://waitbutwhy.com/2014/10/religion-for-the-nonreligious.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét