Tôi trích lại những đoạn sau mà tôi cảm thấy thú vị, để thi thoảng nhẩn nha đọc lại, và suy ngẫm.
- Tôn giáo của tôi là sống và chết làm sao để khỏi ân hận.
- Sau khi thầy tôi chết, tôi được gần gũi Dudjom Rinpoche, một trong những thiền sư, hành giả mật giáo và Du già sư vĩ đại của thời cận đại. Một ngày khi thầy đang lái xe hơi xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy, ngắm cảnh miền quê, họ đi ngang một khu nghĩa trang dài vừa mới sơn quét và trang trí hoa tươi.
Bà vợ thầy nói: - Rinpoche, ngài hãy xem mọi thứ ở Tây phương thật ngăn nắp sạch sẽ đến thế. Ngay tại những nơi người ta để thây chết cũng thật sạch không tì vết. Còn ở Đông phương mình, ngay nhà người ta ở cũng không đâu sạch bằng ở đây.
Thầy nói: - Ồ! Đúng thế; đây quả thực là một xứ văn minh. Họ có những ngôi nhà đẹp đến thế cho những xác chết. Nhưng bà không để ý sao? Họ cũng có những ngôi nhà tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ.
Mỗi khi nhớ lại câu chuyện ấy, tôi không khỏi nghĩ rằng cuộc đời thực trống rỗng vô vị làm sao, khi nó được căn cứ vào một niềm tin sai lạc về trường cửu và tương tục. Khi sống kiểu ấy thì chúng ta đã vô tình tự biến thành những cái xác sống, như thầy Dudjom Rinpoche đã nói.
Nhưng đấy là kiểu sống của phần đông chúng ta; chúng ta sống theo một kế hoạch đã định. Nhỏ thì được giáo dục. Lớn lên kiếm việc làm, rồi gặp một người nào đó, rồi kết hôn, rồi có con cái. Chúng ta mua một cái nhà, ráng làm ăn cho trúng mánh, mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm được một chiếc xe hơi. Vào dịp nghỉ thì đi du lịch xa cùng với bạn bè. Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu. Những vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong chúng ta từng gặp phải chỉ là: không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghĩ tới, hoặc nên mời ai vào dịp lễ Giáng sinh. Cuộc đời ta thật đơn điệu, tầm thường, lặp đi lặp lại; ta phí cả một đời để theo đuổi những chuyện nhỏ nhen, bởi vì dường như ta không biết có cái gì hơn thế.
Nhịp điệu đời sống chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có thì giờ để nghĩ đến cái chết. Ta ém nhẹm những nỗi sợ hãi thầm kín của ta về vô thường bằng cách bao vây quanh mình thêm nhiều đồ đạc, của cải, tiện nghi, chỉ để tự thấy mình biến thành tên nô lệ cho chúng. Mọi thời giờ và năng lực của ta đều kiệt quệ chỉ vì phải bảo trì những thứ ấy. Chẳng bao lâu mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta sở hữu càng được bảo đảm an ninh càng tốt. Khi có biến chuyển gì xảy đến, ta tìm cách đối phó mau lẹ nhất, một giải pháp hiệu nghiệm tạm thời. Cứ thế đời ta tiếp tục trôi giạt cho đến khi một cơn trọng bệnh hay tai nạn nào đó lay ta ra khỏi cơn mê.
Cũng không hẳn là ta dành nhiều thì giờ hay suy nghĩ cho cuộc đời này. Hãy nghĩ đến những người đã làm việc bao nhiêu năm rồi phải hồi hưu, để thấy không biết mình phải làm gì cả, vì họ càng ngày càng già và tiến gần cái chết. Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải thực tế, thực tế ở Tây phương có nghĩa là thiển cận một cách vô minh và thường ích kỷ. Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi, chính là một ảo tưởng lớn, nguồn gốc của nền duy vật đen tối và phá hoại của thế giới ngày nay. Không ai bàn tới sự chết và đời sau, vì người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đình trệ cái gọi là "sự tiến bộ" của ta trên thế giới.
Nhưng nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta quả là sống và tiếp tục sống, thì tại sao ta lại cả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ? Ít nhất cũng nên thử thám hiểm xem có thể có đời sau hay không đã chứ? Nếu quả thực chúng ta có óc thực nghiệm như ta tuyên bố, thì tại sao ta không khởi sự tự đặt câu hỏi cho mình một cách nghiêm chỉnh: "Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?" Chung quy, chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi. Và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài, không được giải thích...
XEM TRỌNG CUỘC ĐỜI
Có lẽ chỉ có những người hiểu được tính mong manh của đời sống mới biết được sự sống quý báu ngần nào. Một lần, khi tôi dự hội thảo ở Anh quốc, phóng viên đài BBC phỏng vấn những người tham dự. Đồng thời họ cũng nói chuyện với một người phụ nữ sắp chết. Bà ta vô cùng hãi sợ, vì bà chưa từng nghĩ cái chết là thực có. Bây giờ bà đã biết. Bà chỉ có một thông điệp duy nhất cho những người chết sau bà, đó là: Hãy xem trọng sự sống và cái chết.
Xem trọng cuộc đời không có nghĩa phải bỏ cả đời mà tĩnh tọa tư duy như thể là ta đang ở trên Núi Tuyết hay như vào những ngày xưa tại Tây Tạng. Trong thế giới tân tiến, ta phải làm việc và kiếm sống, nhưng không nên vướng vào kiểu sống "chụp giật" không nhìn thấy một ý nghĩa sâu xa nào của cuộc đời. Công việc của ta là tìm một thế quân bình, trung đạo, không quá dấn mình vào những hoạt động và bận bịu ngoại vi, mà càng ngày càng làm cho cuộc sống của ta trở thành đơn giản. Chìa khóa để tìm ra một thể quân bình hạnh phúc cho đời sống hiện nay là tính giản dị.
Đó là ý nghĩa đích thực của giới luật ở trong đạo Phật. Tạng ngữ gọi giới luật là Tsul trim. Tsul có nghĩa là thích hợp, chính xác, và trim có nghĩa là quy luật hay cách thức, con đường. Vậy giới luật là làm cái gì thích hợp hay chính xác; ở trong một thời đại quá phức tạp như hiện nay, thì đó chính là sống giản dị.
Đời chúng ta là gì nếu không phải là cuộc luân vũ của những hình dạng phù du ấy? Há chẳng phải mọi sự luôn luôn thay đổi: Lá trên cành cây trong công viên, ánh sáng trong phòng bạn lúc đang xem sách này, những mùa, khí hậu, thời gian trong ngày, người qua lại trên đường. Còn bạn thì thế nào: Không phải mọi sự ta làm trong quá khứ bây giờ chỉ như một giấc mộng đó sao? Những bạn bè thuở bé, những chỗ ngày nhỏ ta thường lui tới, những quan niệm, ý tưởng mà có một thời ta đã say mê ấp ủ: Ta đã bỏ lại tất cả sau lưng. Bây giờ, trong giây phút này, bạn thấy sự đọc những trang sách này dường như rất thực. Nhưng rồi nó cũng chỉ còn là một ký ức.
- Tôn giáo của tôi là sống và chết làm sao để khỏi ân hận.
- Sau khi thầy tôi chết, tôi được gần gũi Dudjom Rinpoche, một trong những thiền sư, hành giả mật giáo và Du già sư vĩ đại của thời cận đại. Một ngày khi thầy đang lái xe hơi xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy, ngắm cảnh miền quê, họ đi ngang một khu nghĩa trang dài vừa mới sơn quét và trang trí hoa tươi.
Bà vợ thầy nói: - Rinpoche, ngài hãy xem mọi thứ ở Tây phương thật ngăn nắp sạch sẽ đến thế. Ngay tại những nơi người ta để thây chết cũng thật sạch không tì vết. Còn ở Đông phương mình, ngay nhà người ta ở cũng không đâu sạch bằng ở đây.
Thầy nói: - Ồ! Đúng thế; đây quả thực là một xứ văn minh. Họ có những ngôi nhà đẹp đến thế cho những xác chết. Nhưng bà không để ý sao? Họ cũng có những ngôi nhà tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ.
Mỗi khi nhớ lại câu chuyện ấy, tôi không khỏi nghĩ rằng cuộc đời thực trống rỗng vô vị làm sao, khi nó được căn cứ vào một niềm tin sai lạc về trường cửu và tương tục. Khi sống kiểu ấy thì chúng ta đã vô tình tự biến thành những cái xác sống, như thầy Dudjom Rinpoche đã nói.
Nhưng đấy là kiểu sống của phần đông chúng ta; chúng ta sống theo một kế hoạch đã định. Nhỏ thì được giáo dục. Lớn lên kiếm việc làm, rồi gặp một người nào đó, rồi kết hôn, rồi có con cái. Chúng ta mua một cái nhà, ráng làm ăn cho trúng mánh, mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm được một chiếc xe hơi. Vào dịp nghỉ thì đi du lịch xa cùng với bạn bè. Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu. Những vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong chúng ta từng gặp phải chỉ là: không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghĩ tới, hoặc nên mời ai vào dịp lễ Giáng sinh. Cuộc đời ta thật đơn điệu, tầm thường, lặp đi lặp lại; ta phí cả một đời để theo đuổi những chuyện nhỏ nhen, bởi vì dường như ta không biết có cái gì hơn thế.
Nhịp điệu đời sống chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có thì giờ để nghĩ đến cái chết. Ta ém nhẹm những nỗi sợ hãi thầm kín của ta về vô thường bằng cách bao vây quanh mình thêm nhiều đồ đạc, của cải, tiện nghi, chỉ để tự thấy mình biến thành tên nô lệ cho chúng. Mọi thời giờ và năng lực của ta đều kiệt quệ chỉ vì phải bảo trì những thứ ấy. Chẳng bao lâu mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta sở hữu càng được bảo đảm an ninh càng tốt. Khi có biến chuyển gì xảy đến, ta tìm cách đối phó mau lẹ nhất, một giải pháp hiệu nghiệm tạm thời. Cứ thế đời ta tiếp tục trôi giạt cho đến khi một cơn trọng bệnh hay tai nạn nào đó lay ta ra khỏi cơn mê.
Cũng không hẳn là ta dành nhiều thì giờ hay suy nghĩ cho cuộc đời này. Hãy nghĩ đến những người đã làm việc bao nhiêu năm rồi phải hồi hưu, để thấy không biết mình phải làm gì cả, vì họ càng ngày càng già và tiến gần cái chết. Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải thực tế, thực tế ở Tây phương có nghĩa là thiển cận một cách vô minh và thường ích kỷ. Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi, chính là một ảo tưởng lớn, nguồn gốc của nền duy vật đen tối và phá hoại của thế giới ngày nay. Không ai bàn tới sự chết và đời sau, vì người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đình trệ cái gọi là "sự tiến bộ" của ta trên thế giới.
Nhưng nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta quả là sống và tiếp tục sống, thì tại sao ta lại cả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ? Ít nhất cũng nên thử thám hiểm xem có thể có đời sau hay không đã chứ? Nếu quả thực chúng ta có óc thực nghiệm như ta tuyên bố, thì tại sao ta không khởi sự tự đặt câu hỏi cho mình một cách nghiêm chỉnh: "Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?" Chung quy, chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi. Và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài, không được giải thích...
XEM TRỌNG CUỘC ĐỜI
Có lẽ chỉ có những người hiểu được tính mong manh của đời sống mới biết được sự sống quý báu ngần nào. Một lần, khi tôi dự hội thảo ở Anh quốc, phóng viên đài BBC phỏng vấn những người tham dự. Đồng thời họ cũng nói chuyện với một người phụ nữ sắp chết. Bà ta vô cùng hãi sợ, vì bà chưa từng nghĩ cái chết là thực có. Bây giờ bà đã biết. Bà chỉ có một thông điệp duy nhất cho những người chết sau bà, đó là: Hãy xem trọng sự sống và cái chết.
Xem trọng cuộc đời không có nghĩa phải bỏ cả đời mà tĩnh tọa tư duy như thể là ta đang ở trên Núi Tuyết hay như vào những ngày xưa tại Tây Tạng. Trong thế giới tân tiến, ta phải làm việc và kiếm sống, nhưng không nên vướng vào kiểu sống "chụp giật" không nhìn thấy một ý nghĩa sâu xa nào của cuộc đời. Công việc của ta là tìm một thế quân bình, trung đạo, không quá dấn mình vào những hoạt động và bận bịu ngoại vi, mà càng ngày càng làm cho cuộc sống của ta trở thành đơn giản. Chìa khóa để tìm ra một thể quân bình hạnh phúc cho đời sống hiện nay là tính giản dị.
Đó là ý nghĩa đích thực của giới luật ở trong đạo Phật. Tạng ngữ gọi giới luật là Tsul trim. Tsul có nghĩa là thích hợp, chính xác, và trim có nghĩa là quy luật hay cách thức, con đường. Vậy giới luật là làm cái gì thích hợp hay chính xác; ở trong một thời đại quá phức tạp như hiện nay, thì đó chính là sống giản dị.
Đời chúng ta là gì nếu không phải là cuộc luân vũ của những hình dạng phù du ấy? Há chẳng phải mọi sự luôn luôn thay đổi: Lá trên cành cây trong công viên, ánh sáng trong phòng bạn lúc đang xem sách này, những mùa, khí hậu, thời gian trong ngày, người qua lại trên đường. Còn bạn thì thế nào: Không phải mọi sự ta làm trong quá khứ bây giờ chỉ như một giấc mộng đó sao? Những bạn bè thuở bé, những chỗ ngày nhỏ ta thường lui tới, những quan niệm, ý tưởng mà có một thời ta đã say mê ấp ủ: Ta đã bỏ lại tất cả sau lưng. Bây giờ, trong giây phút này, bạn thấy sự đọc những trang sách này dường như rất thực. Nhưng rồi nó cũng chỉ còn là một ký ức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét