Claude Lévi- Strauss (1908-2009) là một nhà nhân học lớn với sự nghiệp trước tác đồ sộ. Ông còn là nhà văn nổi tiếng với cuốn Tristes Tropiques (Nhiệt đới buồn). Năm 1955, Viện Hàn lâm Goncourt đã công khai tỏ ý tiếc không thể trao giải cho ông vì cuốn này không phải một cuốn tiểu thuyết mà là du ký! Bài viết này sẽ giới thiệu một số đóng góp quan trọng của ông như là một nhà triết học.
Đậu thạc sĩ triết học năm 1931, cùng năm với nữ triết gia Simone Weil, khi mới 23 tuổi, Lévi-Strauss đã sớm giã từ ngành này vì ông chán những cách đặt vấn đề đã quá lỗi thời của nhiều triết gia, tập trung vào sự nội tỉnh (introspection) hay sự suy tư về thân phận con người hiện đại trong các xã hội phương Tây, và thường quay lưng lại với tư tưởng khoa học đương đại. Ông tự cho là “không có một triết học nào đáng kể cho người ta quan tâm” (HN, 570), dù ông biết là mình vẫn làm triết học, vì trong bất cứ nghiên cứu nào cũng luôn tiềm ẩn khía cạnh triết học và vì ông đã nỗ lực suy tư về tất cả các trải nghiệm của loài người, ở nhiều nơi và trong nhiều thời đại. Ông cũng tự nhận chịu ảnh hưởng của Montaigne, Jean- Jacques Rousseau, Marx, Freud và nhất là Roman Jacobson (vì đã giới thiệu với ông thuyết cấu trúc trong ngữ học). Từ Marx, ông kế thừa ý tưởng cho rằng các thực tiễn của con người tác động lên hoạt động tâm lý của nó. Và từ Freud, ý tưởng là ngay cả các thể hiện có vẻ phi lý nhất của tinh thần (nhất là của vô thức) vẫn có thể giải mã được.
Đậu thạc sĩ triết học năm 1931, cùng năm với nữ triết gia Simone Weil, khi mới 23 tuổi, Lévi-Strauss đã sớm giã từ ngành này vì ông chán những cách đặt vấn đề đã quá lỗi thời của nhiều triết gia, tập trung vào sự nội tỉnh (introspection) hay sự suy tư về thân phận con người hiện đại trong các xã hội phương Tây, và thường quay lưng lại với tư tưởng khoa học đương đại. Ông tự cho là “không có một triết học nào đáng kể cho người ta quan tâm” (HN, 570), dù ông biết là mình vẫn làm triết học, vì trong bất cứ nghiên cứu nào cũng luôn tiềm ẩn khía cạnh triết học và vì ông đã nỗ lực suy tư về tất cả các trải nghiệm của loài người, ở nhiều nơi và trong nhiều thời đại. Ông cũng tự nhận chịu ảnh hưởng của Montaigne, Jean- Jacques Rousseau, Marx, Freud và nhất là Roman Jacobson (vì đã giới thiệu với ông thuyết cấu trúc trong ngữ học). Từ Marx, ông kế thừa ý tưởng cho rằng các thực tiễn của con người tác động lên hoạt động tâm lý của nó. Và từ Freud, ý tưởng là ngay cả các thể hiện có vẻ phi lý nhất của tinh thần (nhất là của vô thức) vẫn có thể giải mã được.
Claude Lévi- Strauss đi điền dã ở Manto Grosso (Brazil, 1935)
|
Con người là một loài sinh vật bên cạnh các loài vật khác
Lévi-Strauss chia sẻ sâu sắc những lập trường sau đây của Rousseau: “Tôi cực kỳ ghét các nước thống trị các nước khác”. “Trong một xã hội khai hóa, không thể dung thứ cho tội ác duy nhất không thể chuộc được của con người là tự cho mình mãi mãi hay tạm thời đứng trên người khác và đối xử với họ như là đồ vật: dù là nhân danh chủng tộc, văn hóa, sự chinh phục, sứ mệnh hay chỉ do thủ đoạn”. Vị sống ngay trước cách mạng công nghiệp, Rousseau chỉ phân tích về sự xuống cấp của liên hệ xã hội. Do sống vào thế kỷ 20, Le’vi-Strauss đã sớm quan tâm đến một vấn đề đạo đức mà ông cho là khẩn cấp nhất: sự phá hủy thế giới tự nhiên (được tiến hành từ mấy thế kỷ nay) khiến cho sự thăng bằng, sự đa dạng và sự toàn vẹn của nó ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Các nhà tư tưởng phương Tây thường tự hào là gần như toàn bộ thế giới đã theo quan niệm mà họ đề ra: xem con người như là con vật đạo đức (être moral) và vì vậy dành cho con người đặc quyền quá đáng khiến cho tất cả các sinh vật khác bị thiệt thòi. Quan niệm đó cũng là nền tảng của các nhân quyền. Nhưng Lévi- Strauss cho rằng nó đã không quan tâm đúng mức – thậm chí loại bỏ- một quan niệm khác, trọn vẹn và cơ bản hơn, và xem con người như là sinh vật (être vivant). Theo ông, “nếu con người có được các quyền với tư cách là sinh vật, thì lập tức các quyền này, được thừa nhận cho con người như loài sinh vật, tất nhiên sẽ bị giới hạn bởi các quyền của các loài khác. Do đó, các quyền của loài người sẽ chấm dứt ngay khi việc sử dụng chúng đã dọa sự tồn tại của một loài sinh vật khác” (RE, 374).
Lévi-Strauss không chủ trương cấm loài người ăn thịt các loài vật khác nhưng ông cho rằng điều đó không bao giờ cho phép hợp pháp hóa sự biến mất của bất cứ loài sinh vật nào khác. Ông chủ trương phải tôn trọng sự toàn vẹn tuyệt đối của thế giới tự nhiên. Quan niệm này, phải nói là rất triệt để, có thể dùng làm nền tảng lý thuyết cho phong trào bảo vệ môi trường. Nó dường như rất gần với thái độ đối với “chúng sinh” của Phật mà Lévi-Strauss đã ca ngợi ở cuối cuốn Tristes tropiques: “Thực tôi đã học được gì khác từ những bậc thầy mà tôi đã nghe, từ các triết gia mà tôi đã đọc, từ các xã hội mà tôi đã thắm viếng và từ nền khoa học mà phương Tây đã rất tự hào, nếu không phải là những bài học vụn vặt mà nếu sếp lại sẽ tạo lại trầm tư của nhà hiền triết ngồi dưới gốc bồ đề (tức Phật Thích Ca)”. Trả lời phỏng vấn của báo Le Quotiden de Paris (2-10- 1989), ông cho biết, nếu ông có “thao thức về tôn giáo”, thì có lẽ ông “sẽ hướng về các tôn giáo Á Đông”.
Tron cuốn Le Regard éloigné (cái nhìn xa xôi), Lévi-Strauss trình bày một quan niệm độc đáo về tự do. Theo ông, ý tưởng tự do phải có một nội dung địa phương, cụ thể chứ không phải tổng quát và hoàn toàn thuần lý vì dựa trên bản chất của con người như các triết gia của thế kỷ Ánh sáng đã chủ trương: “Tự do thực sự là tự do của các thói quen lâu ngày, của các ưa thích, nói gọn lại là của các tập tục, tức là [...] một hình thức tự do mà tất cả các ý tưởng lý thuyết mà người ta cho là thuần lý chống lại” (RE, 380).
Lévi-Strauss chống lại chủ nghĩa nhân bản mà ta có thể gọi là siêu hình và tư tưởng hệ, vì nó xem con người là giá trị tối thượng và vì thế được quyền thống trị tất cả các sinh vật khác.
Lévi-Strauss luôn đi tìm các nguồn gốc văn hóa của sự bạo liệt của phương Tây đối với các nền văn minh khác trong hơn năm thế kỷ qua. Ông chủ trương một chủ nghĩa nhân bản mà ông gọi là “dân chủ” - để phân biệt nó với chủ nghĩa nhân bản “quý tộc” thời Phục Hưng (chủ trương làm sống lại văn hóa Hy-la), và với chủ nghĩa “tư sản” (quan tâm đến các nền văn minh lớn ở phương Đông như thế giới Hồi giáo, Ấn Độ, Trung Quốc...) - vì nó quan tâm đến mọi thể hiện của văn hóa và của sự sống trên cả thế giới qua nhiều thời đại.
Tinh thần con người là gì?
Một trong những cống hiến tri thức luận quan trọng của Lévi-Strauss là về tinh thần con người. Theo ông, tinh thần không phải là lý tính thuần túy của Kant, cũng không phải là cái Geist theo quan niệm Hegel (mà Edmund Leach đã gán cho ông). Trái lại, đó là toàn bộ các khả năng nhận thức, cảm nhận, xếp loại, tạo ra các biểu trưng, tổ chức xã hội... mà mọi cá nhân đều có (dù sống trong các nền văn hóa và thời đại hoàn toàn khác nhau): chúng được các hoạt động xã hội và các sản xuất văn hóa chứng thực. Theo Lévi-Strauss, các phạm trù và các hoạt động của tinh thần là vô thức. Và các hình thái mà hoạt đông vô thức của tinh thần áp đặt cho một nội dung cơ bản là hoàn toàn giống nhau cho tất cả các tinh thần, cho dù là cổ xưa hay hiện đại, nguyên thủy hay văn minh [...] Chỉ cần đạt đến cấu trúc vô thức nằm dưới mỗi định chế và tâp tục hay mỗi tập tục là nắm được nguyên tắc giải thích có hiệu lực cho các định chế và tập tục khác (AS, 28).
Như vậy tính phổ biến của tinh thần không phải là một sự tự biện thuần túy, mà là một giả thuyết cần thiết không phải được đề ra một cách tiên nghiệm (a priori), mà là sau khi đã tập hợp rất nhiều dữ kiện - cho phép Lévi-Strauss, chẳng hạn, lý giải được sự kiện tất cả các xã hội, từ cổ chí kim, đều cấm loạn luân.
Như vậy tính phổ biến của tinh thần không phải là một sự tự biện thuần túy, mà là một giả thuyết cần thiết không phải được đề ra một cách tiên nghiệm (a priori), mà là sau khi đã tập hợp rất nhiều dữ kiện - cho phép Lévi-Strauss, chẳng hạn, lý giải được sự kiện tất cả các xã hội, từ cổ chí kim, đều cấm loạn luân.
Lévi-Strauss và chính trị
Lévi-Strauss đã đọc Marx khi mới 16 tuổi và đã bị Marx quyến rũ ngay. Bốn năm sau đó, ông đã từng làm "tổng bí thư” cho Liên đoàn Sinh viên của Đảng Xã hội SFIO. Nhưng từ sau Thế chiến thứ hai, ông thú nhận với báo Le Quotidien de Paris là đã “chạy trốn chính trị” vì lẽ “đã hai lần phạm sai lầm”: “Lần đầu khi tôi nghĩ chỉ cần lý luận tốt và có các ý tưởng rõ ràng là có thể quan niệm và thực hiện được một xã hội lý tưởng. Lần thứ nhì khi tôi chủ trương hòa bình với bất cứ giá nào (pacifiste) vào năm 1938. Khi người ta đã sai lầm đến mức đó, thì chỉ còn việc duy nhất để làm: nín lặng trong phần còn lại của đời mình”. So với rất nhiều người không bao giờ chịu thừa nhận các sai lầm chính trị của mình (lắm khi tày trời!), thái độ thẳng thắn của ông là đáng khâm phục.
Vì “vũ trụ đã bắt đầu không có con người và sẽ chấm dứt không có con người”, Lévi-Strauss khuyên ta nên “se déprendre” (phải chăng nên dịch bằng từ “ hỷ xả” của nhà Phật?) và nắm lấy cơ may “chiêm ngưỡng một mẫu khoáng vật đẹp hơn mọi tác phẩm của chúng ta, ngạt mùi hương, thông thái hơn tất cả các cuốn sách của chúng ta, ở đáy của một bông huệ, hay trao đổi với một chú mèo cái nháy mắt đầy kiên nhẫn, thanh thản và khoan dung lẫn nhau mà một sự thông cảm không chủ tâm cho phép” (TT, 374, 375). Như thế, chẳng vui sao, trong những ngày xuân?
Nguyễn TùngThời báo Kinh tế Sài Gòn
Nguyễn TùngThời báo Kinh tế Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét